Theo đó, huyện tập trung triển khai các giải pháp thực hiện như: Giải pháp đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn. Tích cực vận động, tuyên truyền người dân vùng nông thôn có giải pháp tích trữ nước trong các hộ gia đình tại các khu vực bị ảnh hưởng của hạn mặn để tạo thêm nguồn nước sinh hoạt khi hạn và xâm nhập mặn xảy ra trong thời gian dài. Ngoài ra, huyện cũng đề xuất với cấp tỉnh về thực hiện các giải pháp tận dụng quy hoạch cải tạo lại các ao hồ, nới rộng các kênh rạch tự nhiên để tích trữ nước nhằm phục vụ nước sinh hoạt để tạo nguồn nước lâu dài cho sản xuất mỗi năm đến mùa hạn mặn. Đánh giá đúng thực trạng, ứng phó linh hoạt hơn với tình hình hạn mặn đó là vấn đề quan trọng mà Huyện ủy, UBND huyện đang quyết tâm thực hiện tốt trong thời điểm hiện nay. Hiện nay, đang chuẩn bị bước vào mùa khô năm 2024, tại Tuyến đường Ao Cội – đường liên xã Yên Luông, Thạnh Trị của huyện Gò Công Tây, người dân đã tự nguyện cùng tham gia đóng góp kinh phí cùng địa phương cải tạo, nâng cấp, lắp đặt mới hệ thống ống dẫn nước có chiều dài hơn 2 km để tạo thuận lợi trong vận hành nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong dẫn nước, phục vụ nước sinh hoạt tại các khu vực nông thôn của các xã trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác phòng chống hạn, mặn xảy ra.
Ngoài ra, huyện cũng phát động trong nhân dân cải tạo lại các ao, đầm tích trữ nước từ đó góp phần giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt, cần có chính sách xã hội hóa đầu tư các trạm cấp nước nông thôn đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện nhằm thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào việc thực hiện cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt theo quy định.
Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp: UBND các xã, thị trấn tập trung rà soát lại những khu vực có nguy cơ bị xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất để ứng phó kịp thời. Chủ động xây dựng Kế hoạch duy tu sửa chữa nạo vét thông thoáng các tuyến kênh cấp III, kênh nội đồng để tăng cường khả năng trữ nước và hạn chế tối đa thất thoát nước; khai thác vận hành công trình hợp lý, đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Ngành Nông nghiệp huyện phối hợp theo dõi quá trình vận hành hệ thống cống ngăn mặn một cách hợp lý theo yêu cầu thực tế của từng địa phương. Nhằm ngăn mặn, giữ ngọt và điều tiết nguồn nước phù hợp cho sản xuất. Thực hiện các giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu, các địa phương phải tập trung thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát mặn, giữ ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Thường xuyên thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn, lịch đóng mở cống ngăn mặn, phổ biến kinh nghiệm phòng, chống hạn mặn để Nhân dân biết và chủ động phòng, tránh; đồng thời, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tập trung thực hiện tốt chăm sóc đạt năng suất và chất lượng vụ lúa Đông Xuân 2023-2024. Đối với sản xuất rau màu, cây ăn trái, trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng khu vực, ngành chức năng tổ chức hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, phòng trừ dịch hại và các kỹ thuật canh tác trong điều kiện hạn chế về nước tưới. Khuyến cáo nông dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới ( khi độ mặn xâm nhập vào nguồn nước). Đối với các vùng nuôi trồng thủy sản cần căn cứ vào dự báo thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn để điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép. Chú trọng công tác kiểm tra phòng, chống dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường nước.
Tác giả bài viết: Kim Lan