Banner 30-4-2024

Hội nghị tổng kết hoạt động ngành Nông nghiệp huyện năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Thứ bảy - 20/01/2024 18:41

Sáng ngày 19/01/2024, Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Tây tổ chức hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp huyện trong năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024. Tham dự hội nghị, cấp tỉnh có ông Trần Hoàng Nhật Nam- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang. Cấp huyện có ông Lê Văn Nê- UVTV, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo, cán bộ công chức Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, lãnh đạo UBND 12 xã, thị trấn, cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã.
Hội nghị tổng kết hoạt động ngành Nông nghiệp huyện năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Thời gian qua, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 17 ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân huyện Gò Công Tây về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và các văn bản chỉ đạo của các cấp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ, chương trình hoạt động, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, như: sản xuất trồng trọt, tổng diện tích cây lương thực có hạt: 23.721,48 ha, đạt 94,43% kế hoạch, giảm 2,55% so với cùng kỳ (giảm 621,45 ha); sản lượng thu hoạch 153.318,43 tấn, đạt 104,24% kế hoạch, giảm 2,2% so với cùng kỳ (giảm 3.441,65 tấn). Trong đó: về cây Lúa: huyện đã xuống giống 23.073,48 ha, đạt 94,18% kế hoạch năm 2023, giảm 2,74% so với cùng kỳ năm 2022 (giảm 650,45 ha diện tích gieo trồng).Về cây Bắp: Diện tích gieo trồng 648 ha, đạt 104,52% kế hoạch, tăng 4,68% so với cùng kỳ (tăng 29 ha); sản lượng thu hoạch 2.349 tấn, đạt 105,24% kế hoạch, tăng 3,15% so với cùng kỳ.

Diện tích cây Màu thực phẩm toàn huyện thực hiện được 5.729 ha, đạt 99,83% kế hoạch, tăng 4,2% so với cùng kỳ (tăng 232 ha); sản lượng thu hoạch 111.715,5 tấn, đạt 101,03% kế hoạch, tăng 5,85% so với cùng kỳ. Diện tích cây lâu năm hiện có 4.530,25 ha, đạt 102,38% kế hoạch, tăng 3,86% so với cùng kỳ (tăng 168,55 ha), chủ yếu chuyển sang trồng là cây dừa xiêm và cây trồng khác (mít, ổi, chanh,...). Tổng sản lượng 73.915,11 tấn, đạt 109,65% kế hoạch, tăng 21,11% so với cùng kỳ. Lĩnh vực Chăn nuôi cũng phát triển ổn định. Tổng đàn heo trên địa bàn huyện có 33.900 con, đạt 96,86% kế hoạch, tăng 2,93% so với cùng kỳ. Đàn Bò 32.995 con, đạt 103,11% kế hoạch, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Đàn gia cầm 1.800.000 con, đạt 100% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi luôn được quan tâm thực hiện, trong đó đã triển khai thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi nên nhìn chung tình hình dịch bệnh trên cây trồng và thủy sản tương đối ổn định. Trong năm 2023 UBND huyện  đã đánh giá và phê duyệt 05 dự án/kế hoạch liên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gồm: Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa xã Thạnh Trị, xã Long Bình, xã Bình Phú, Kế hoạch liên kết tiêu thụ dừa xã Vĩnh Hựu, Kế hoạch liên kết tiêu thụ bưởi xã Thạnh Nhựt. Nâng tổng số đến nay, huyện đã thực hiện 12 dự án/kế hoạch liên kết. Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được huyện chú trọng thực hiện. Trong năm 2023, huyện có 12/12 xã duy trì đạt chuẩn xã NTM, 05 xã duy trì đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Thạnh Nhựt, Long Vĩnh, Bình Nhì, Thành Công, Vĩnh Hựu; 01 xã duy trì đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu Long Vĩnh. Xác định phát triển kinh tế tập thể và xây dựng hợp tác xã là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp huyện, trong năm 2023, huyện đã thành lập mới 01 HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Long Thới Thịnh tại xã Long Bình. Nâng đến nay, toàn huyện có 17 hợp tác xã nông nghiệp, hầu hết các Hợp tác xã trên địa bàn huyện hoạt động hiệu quả, hàng năm đều có lãi. Trong năm 2023 có 05 lao động trẻ về làm việc tại 04 hợp tác xã, ngoài ra huyện cũng được Ủy ban nhân dân tỉnh Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho HTX NN Công nghệ cao Bình Quý, HTX Bình Trung, HTX Hòa Thạnh. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp huyện còn chú trọng thực hiện tốt chủ trương phát triển chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm OCOP, nâng đến nay toàn huyện Gò Công Tây đã có 45 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó 22 sản phẩm đạt hạng 04 sao và 23 sản phẩm hạng 3 sao. Các sản phẩm OCOP của huyện đều được tham gia kết nối các sàn thương mại điện tử, các điểm trưng bày, tham gia các Hội chợ xúc tiến thương mại, từ đó góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể sản xuất tại địa phương.

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2024, Ngành nông nghiệp huyện Gò Công Tây đề ra một số phương hướng nhiệm vụ như sau: Tập trung chăm sóc lúa, màu và cây ăn quả nhằm hạn chế thiệt hại. Vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu giống lúa sử dụng giống ngắn ngày đảm bảo sản xuất. Tổ chức hội thảo, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ các đối tượng dịch hại trên lúa, màu và cây ăn quả. Tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp tốt trên cây rau màu, lúa, cây thanh long, bưởi da xanh, dừa xiêm. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản đặc trưng của huyện như rau an toàn, lúa, thanh long,...Duy trì nhân rộng: “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao” quy mô là 1.800ha, tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao” quy mô là 5.552 ha lúa. Định hướng tiếp tục phát triển vùng sản xuất Rau màu quy mô 811,5 ha. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô. Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện nạo vét các tuyến kênh cấp 2, 3 để trữ nước, bảo dưỡng duy tu sửa chữa công trình thủy lợi, phục vụ công tác phòng chống hạn, đảm bảo sản xuất theo kế hoạch nạo vét các công trình thủy lợi năm 2024 của UBND huyện. Ngành Nông nghiệp huyện còn tích cực phối hợp ngành chức năng và các địa phương ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời những cống không đảm bảo ngăn mặn. Ra quân giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, trong đó đặc biệt quan tâm việc trục vớt lục bình trên các tuyến kênh nội đồng nhằm tạo sự thông thoáng dòng chảy, không sử dụng hóa chất để diệt lục bình, cỏ,...làm ô nhiễm nguồn nước. Tăng cường công tác phòng chống dịch, tiêm phòng, tiêu độc khử trùng cho đàn vật nuôi.
 

tong ket nong nghiep go cong tay (2)


Tại hội nghị, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Tây cũng đã công bố Quyết định và trao chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cho 3 chủ thể với 5 sản phẩm vừa được công nhận sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 bao gồm: sản phẩm Tổ Yến Sào và Yến chưng đường phèn của Công Ty TNHHTMDV Phước Hùng xã Đồng Sơn, sản phẩm Trà Gạo lứt túi lọc và Mứt Mãng cầu của Công Ty TNHH Tiến Hảo Thị trấn Vĩnh Bình, sản phẩm Chả lụa của hộ kinh doanh Thịnh Phát tại xã Long Bình.
 

tong ket nong nghiep go cong tay (1)
Ông Trần Hoàng Nhật Nam - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.


Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá cao những quyết tâm, nỗ lực phấn đấu đạt được trên các lĩnh vực phát triển nông nghiệp của huyện trong thời gian qua. Qua đó, đề nghị huyện cần thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm trong thời gian tới để tiếp tục duy trì, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện phát triển bền vững. UBND huyện chỉ đạo các xã khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát lại các tiêu chí về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định của Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 vì theo Bộ Tiêu chí mới có rất nhiều chỉ tiêu nâng cao hơn trước tại tất cả các xã từ đó có kế hoạch, lộ trình quyết tâm phấn đấu hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra. Huyện cần tiếp tục chú trọng thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay, đảm bảo định hướng tuyên truyền cho người dân hiểu, lựa chọn các mô hình phát triển sản xuất ổn định bền vững mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, cần phối hợp triển khai tốt công tác thủy lợi, đảm bảo cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp huyện tiếp tục tuyên truyền vận động, hỗ trợ hướng dẫn hồ sơ để phát triển thêm các sản phẩm OCOP của huyện, đa dạng hóa các sản phẩm OCOP, nâng chất hạng sản phẩm OCOP tạo điều kiện quảng bá, mở rộng thị trường sản phẩm đặc thù của địa phương.

Tác giả bài viết: Kim Lan


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn