Huyện Gò Công Tây thực hiện tốt chương trình phát triển nông nghiệp bền vững gắn với đa dạng hóa các loại hình hợp tác

Chủ nhật - 17/12/2023 09:12
Xác định kinh tế nông nghiệp là kinh tế chủ lực để phát triển kinh tế của địa phương, thời gian qua, huyện Gò Công Tây đã chú trọng quan tâm đầu tư thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững gắn với đa dạng hóa các loại hình hợp tác. Đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với liên kết thị trường đầu ra đảm bảo giá cả cho các mặt hàng nông sản của nông dân huyện nhà.
Lãnh đạo UBND huyện tham quan các sản phẩm OCOP của huyện tại Hội nghị tổng kết chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2020-2022.
Lãnh đạo UBND huyện tham quan các sản phẩm OCOP của huyện tại Hội nghị tổng kết chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2020-2022.

Kết quả thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng” trong năm 2023, huyện Gò Công Tây đã chuyển đổi 363 ha đất trồng lúa chuyển sang các loại cây trồng khác, trong đó cây ăn trái 61,77 ha, chuyển sang trồng cỏ: 17,04 ha, chuyển sang cây trồng khác 6,3 ha, chuyển sang trồng màu chuyên canh 16,89 ha và chuyển sang trồng màu luân canh 261 ha. Kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trong năm qua, huyện Gò Công Tây có thêm 9 sản phẩm được công nhận đánh giá đạt chuẩn OCOP, lũy kế đến nay toàn huyện có 40 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP có 22 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 18 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Kết quả thực hiện Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, trong năm qua, huyện đã phê duyệt thực hiện 5 dự án, kế hoạch liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với tổng kinh phí là 10,46 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước là 2,81 tỷ đồng và vốn đối ứng các bên tham gia liên kết là 7,65 tỷ đồng. Trong đó bao gồm: dự án liên kết tiêu thụ lúa của xã Thạnh Trị, Kế hoạch liên kết tiêu thụ lúa của xã Long Bình, kế hoạch chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa của xã Bình Phú, kế hoạch liên kết tiêu thụ dừa xã Vĩnh Hựu, kế hoạch liên kết tiêu thụ bưởi của xã Thạnh Nhựt.

Theo thống kê chung, đến cuối năm 2023, toàn huyện Gò Công Tây đã thực hiện được 12 dự án, kế hoạch liên kết với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ 6,8 tỷ đồng. Song song đó, ngành nông nghiệp huyện cũng đã hướng dẫn hồ sơ cấp 16 mã số vùng trồng, trong đó mã số vùng trồng nội địa là 13 gồm 10 mã số vùng trồng lúa, 02 mã số vùng trồng dừa, 01 mã số vùng trồng cây thanh long, mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc là 03 bao gồm: 02 mã số thanh long tại xã Đồng Sơn, 01 mã số dưa hấu tại Bình Nhì. Ngoài ra, trong năm 2023, trên địa bàn huyện thực hiện 10 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, áp dụng cơ giới hóa…UBND huyện tiếp tục chú trọng triển khai thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng, thường xuyên theo dõi tình hình nguồn nước, vận hành cống điều tiết nước hợp lý, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Từ nguồn vốn hỗ trợ bảo vệ công trình và phát triển đất lúa và nguồn vốn thủy lợi phí, huyện đã đầu tư xây dựng được 13 công trình, với tổng số vốn 7,01 tỷ đồng. Nhìn chung, các công trình, dự án đầu tư xây dựng phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện nói chung.

Tác giả bài viết: Kim Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây