Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây tổ chức tập huấn kiến thức phòng bệnh cho vật nuôi trong giai đoạn giao mùa

Thứ ba - 12/12/2023 19:14
Thực hiện theo nội dung Công văn số 3627/UBND-NN ngày 22/11/2023 của UBND huyện Gò Công Tây về tăng cường phòng chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn huyện Gò Công Tây, nhằm trang bị kiến thức cho các hộ chăn nuôi về giải pháp phòng bệnh cho vật nuôi trong giai đoạn giao mùa. Vào chiều ngày 12/12/2023, tại hội trường UBND Thị trấn Vĩnh Bình, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức lớp tập huấn kiến về các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi trong giai đoạn giao mùa. Tham dự lớp tập huấn có đại diện cán bộ Chăn nuôi- Thú Y Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện và hơn 50 lượt người dân là các hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã, thị trấn.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây tổ chức tập huấn kiến thức phòng bệnh cho vật nuôi trong giai đoạn giao mùa
Tại lớp tập huấn, người chăn nuôi được nghe thông tin về tình hình dịch bệnh hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói chung, nhấn mạnh hiện nay người dân cần có giải pháp thực hiện tốt phòng ngừa các loại dịch bệnh như Dịch tả heo Châu Phi, Tai xanh, Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục,…ở thời điểm giao mùa hiện nay, thời tiết thay đổi đột ngột từ mùa mưa sang mùa nắng nóng, là điều kiện để thuận lợi các mầm bệnh phát sinh và xâm nhập đe dọa sức khỏe đàn vật nuôi, trong khi đó, cơ thể con vật lúc này thường mệt mỏi, dễ nhiễm bệnh nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu không có biện pháp can thiệp và ứng phó thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi cần vệ sinh phun sát trùng kỹ chuồng trại, đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và tăng cường bổ sung thêm các loại khoáng chất, đảm bảo đủ nước uống cho vật nuôi, chú ý phòng bệnh tốt cho đàn vật nuôi, yếu tố bắt buộc và cần thực hiện nghiêm đó là tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi các loại vắc xin để tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi. Đồng thời thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để phòng các bệnh cho vật nuôi, hàng ngày luôn chú ý quan sát, theo dõi vật nuôi, khi phát hiện vật nuôi có triệu chứng không bình thường như bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh…thì cần tách riêng để theo dõi, kiểm tra và báo ngay cho cán bộ thú y tại cơ sở để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực. Với gia súc, gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm túc kiểm dịch vận chuyển, nên mua con giống ở nơi có uy tín, được cơ quan Thú y cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh để đảm bảo an toàn dịch bệnh chăn nuôi hiệu quả. Người chăn nuôi chủ động tích cực phòng chống dịch bệnh tốt sẽ đảm bảo cho sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm nhất là trong thời điểm chuyển mùa từ đó góp phần duy trì phát triển tốt đàn vật nuôi.

Tác giả bài viết: Kim Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây