Banner 30-4-2024

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây: tổ chức sơ kết đánh giá mô hình “Sản xuất rau ăn lá theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”

Thứ bảy - 16/12/2023 22:43

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây vừa tổ chức sơ kết đánh giá mô hình “Sản xuất rau ăn lá theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” trong năm 2023 tại ấp Thạnh Hưng, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây. Tham dự hội nghị sơ kết đánh giá có đại diện lãnh đạo ngành Nông nghiệp huyện và các hộ dân trong mô hình.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây: tổ chức sơ kết đánh giá mô hình “Sản xuất rau ăn lá theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”

Tham gia thực hiện mô hình sản xuất rau ăn lá hữu cơ có 21 hộ dân thực hiện với 5 ha, người dân được hỗ trợ vật tư nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất ăn lá theo tiêu chuẩn hữu cơ và tiêu thụ sản phẩm rau cho HTX rau an toàn Thạnh Hưng của xã Thạnh Trị. Người dân áp dụng chủ yếu các loại cải bẹ xanh, cải ngọt, củ cải, mồng tơi, rau dền...Qua 3 vụ sản xuất trong năm 2023 vừa qua, đa số người dân trong mô hình rau an toàn rất an tâm về năng suất, chất lượng rau khi áp dụng phân hữu cơ, năng suất trung bình đạt từ 1,5 đến 1,8 tấn/1.000m2 , giảm khoảng 20% chi phí phân bón ban đầu. Với diện tích 0,35 ha tham gia mô hình tổng thu nhập mỗi vụ là 25 triệu đồng trong 1 tháng trừ chi phí lợi nhuận còn 15 triệu đồng/ tháng. Tổng lợi nhuận trong năm vào khoảng 150-180 triệu đồng trên 0,35 ha rau. Từ khi gắn kết tiêu thụ rau cho HTX rau an toàn Thạnh Hưng người dân tham gia vào mô hình đều rất an tâm trong sản xuất, không còn đắn đo việc lựa chọn loại rau nào để trồng và bán cho ai để thu mua hết. Tham gia HTX người dân xã Đồng Thạnh được ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với cải bẹ xanh, cải ngọt với giá là 5.000-6.000 đồng/ký. Nhờ vậy mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Theo đánh giá chung của ngành Nông nghiệp huyện Gò Công Tây mô hình “Sản xuất rau ăn lá theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” không những là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của người nông dân, tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để mô hình ngày càng phát triển, các ngành chức năng huyện Gò Công Tây trong thời gian tới cần tiếp tục có thêm sự quan tâm và các chính sách hỗ trợ, tập huấn, hội thảo, xây dựng mã số vùng trồng nhằm đúc đẩy sản phẩm rau không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn xuất đi ngoài tỉnh.

Tác giả bài viết: Kim Lan - Quốc Nam


 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn