Banner 30-4-2024

Huyện Gò Công Tây: Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 07/7/2023 của Tỉnh ủy Tiền Giang về tiếp tục lãnh đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường

Thứ ba - 31/10/2023 11:08

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TU (Nghị quyết 18), ngày 07/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 90-KH/HU ngày 28/7/2023 của Huyện ủy Gò Công Tây về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 07/7/2023 của Tỉnh ủy Tiền Giang.
Câu lạc bộ Cựu chiến binh bảo vệ môi trường xã Vĩnh Hựu với hoạt động dọn dẹp vệ sinh thu gom rác thải tại các hố chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Câu lạc bộ Cựu chiến binh bảo vệ môi trường xã Vĩnh Hựu với hoạt động dọn dẹp vệ sinh thu gom rác thải tại các hố chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Tây ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 18 với các nội dung như sau: Bám sát Nghị quyết số 18, các chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, trọng tâm là quán triệt quan điểm, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và Nhân dân về chủ trương của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường. Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực quản lý môi trường, chủ động giám sát, kiểm soát công tác quản lý môi trường, ngăn ngừa và hạn chế tối đa mức độ gia tăng ô nhiễm; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường của hệ thống chính trị, của các tổ chức, cá nhân.

Phấn đấu mời gọi đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại ấp Thạnh Lợi, xã Bình Tân. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, xác định việc đảm bảo, nâng cao chất lượng môi trường là nhiệm vụ cần tập trung trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện thường xuyên, lâu dài; đồng thời, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xã hội hóa về bảo vệ môi trường, xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đối với công tác bảo vệ môi trường; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Các cơ quan, đơn vị và địa phương trong toàn huyện tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, hội viên, đoàn viên, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải gương mẫu trong thực hiện bảo vệ môi trường sống, tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và mọi người cần giữ gìn vệ sinh môi trường chung, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nơi công cộng, nơi sinh sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động đối với việc giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường, khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, nhất là các hành vi vi phạm về môi trường nơi công cộng như vứt rác không đúng nơi quy định, đổ nước thải ra lòng đường, vỉa hè,…. Chú trọng giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên có ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong hệ thống trường học, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị nhằm cung cấp kiến thức, xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động và học viên. Xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường có hiệu quả như: Kiểm soát chất lượng nước trên các sông, kênh, rạch trên địa bàn; Khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường; khu dân cư sạch đẹp, tự quản về vệ sinh môi trường; tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh; tuyến đường do các đoàn thể tự quản; hàng rào cây xanh; đường hoa - nhà hoa; dòng kênh tự quản; hố rác gia đình; thùng rác compost; thu gom rác sinh hoạt ở khu dân cư, khu vực nông thôn và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; ít nhất mỗi xã, thị trấn một mô hình về bảo vệ môi trường... đặc biệt là đối với các hộ gia đình và cộng đồng dân cư ở các xã nông thôn mới để thúc đẩy cải thiện môi trường và sớm đạt các tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục vận động người dân, hộ gia đình tích cực thu gom, phân loại xử lý rác thải ngay tại hộ gia đình và đăng ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi đúng quy định; không đổ rác bừa bãi nhất là các bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, xác súc vật chết ở nơi công cộng; hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần… Chú trọng xây dựng và thực hiện các quy chế, hương ước, quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường tại khu dân cư; việc bình xét gia đình văn hóa, khu phố văn hóa; có chính sách khen thưởng đối với các sáng kiến, giải pháp, mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả trong việc giữ gìn, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp từ huyện đến cơ sở để thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân chung tay bảo vệ môi trường”. Hình thành và phát triển các điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Tác giả bài viết: Kim Lan


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn