Huyện Gò Công Tây chú trọng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thứ tư - 17/01/2024 09:19
Thời gian qua, huyện Gò Công Tây đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2030” gắn với xây dựng nông thôn mới; Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025; Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025, các dự án về chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ; Chương trình số 05-CTr/HU ngày 25/01/2021 của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với đa dạng hóa các loại hình hợp tác. Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt, chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi diễn biến hạn, mặn để có các biện pháp ứng phó kịp thời; công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được chủ động và quan tâm thực hiện; công tác khuyến nông, giống, thủy sản, bảo vệ thực vật, thú y, các chính sách hỗ trợ nông dân ... được thực hiện tốt, giúp nông dân ổn định sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nông dân.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khảo sát mô hình trồng bưởi da xanh sử dụng phân bón hữu cơ trên nền phụ phẩm nông nghiệp.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khảo sát mô hình trồng bưởi da xanh sử dụng phân bón hữu cơ trên nền phụ phẩm nông nghiệp.

Kết quả cụ thể như sau: Diện tích cây lương thực có hạt: 23.721,48 ha, đạt 94,43% kế hoạch, giảm 2,55% so với cùng kỳ (giảm 621,45 ha); sản lượng thu hoạch 153.318,43 tấn, đạt 104,24% kế hoạch, giảm 2,2% so với cùng kỳ (giảm 3.441,65 tấn). Trong đó: * Cây lúa: Xuống giống 23.073,48 ha, đạt 94,18% kế hoạch năm 2023, giảm 2,74% so với cùng kỳ năm 2022 (giảm 650,45 ha diện tích gieo trồng), nguyên nhân do nông dân chuyển đổi sang trồng cây bắp (29 ha), rau màu (232 ha). * Cây lâu năm (168,55 ha), trồng cỏ (17,04 ha). Sản lượng thu hoạch 151.015,93 tấn, đạt 104,26% kế hoạch năm 2023, giảm 2,24% so với cùng kỳ năm 2022 (giảm 3.466,85 tấn nguyên nhân do diện tích gieo trồng lúa giảm). Thời gian qua, nông dân tích cực chăm sóc và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, quản lý sâu bệnh nên năng suất cây trồng tăng (65,45 tạ/ha cao hơn so cùng kỳ năm 2022 là 0,33 tạ/ha), chất lượng được nâng cao, giá lúa tăng so cùng kỳ năm 2022 từ 600-2.400 đồng/kg tùy vụ, tăng cao trong vụ Hè thu 2023, nông dân thu được lợi nhuận khoảng 25-32 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn năm 2022 trung bình 9,2 triệu đồng/ha/vụ. * Cây bắp: Diện tích gieo trồng 648 ha, đạt 104,52% kế hoạch, tăng 4,68% so với cùng kỳ (tăng 29 ha); sản lượng thu hoạch 2.349 tấn, đạt 105,24% kế hoạch, tăng 3,15% so với cùng kỳ (tăng 71,7 tấn). * Cây Màu thực phẩm: Diện tích thực hiện 5.729 ha, đạt 99,83% kế hoạch, tăng 4,2% so với cùng kỳ (tăng 232 ha); sản lượng thu hoạch 111.715,5 tấn, đạt 101,03% kế hoạch, tăng 5,85% so với cùng kỳ (tăng 6.172,7 tấn). Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nên năng suất tăng, tăng sản lượng cây trồng.

Cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm hiện có 4.530,25 ha, đạt 102,38% kế hoạch, tăng 3,86% so với cùng kỳ (tăng 168,55 ha), chủ yếu chuyển sang trồng là cây dừa xiêm và cây trồng khác (mít, ổi, chanh,...). Tổng sản lượng 73.915,11 tấn, đạt 109,65% kế hoạch, tăng 21,11% so với cùng kỳ (tăng 12.885,11 tấn).

Về chăn nuôi: tổng đàn heo hiện có 33.900 con, đạt 96,86% kế hoạch, tăng 2,93% so với cùng kỳ (tăng 965 con). Bò 32.995 con, đạt 103,11% kế hoạch, tăng 6,6% so với cùng kỳ (tăng 2.043 con). Đàn gia cầm 1.800.000 con, đạt 100% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ (tăng 97.000 con). Do giá nguyên vật liệu đầu vào (đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y) và giá vận chuyển tăng, bên cạnh đó giá thịt bình quân giảm so với cùng kỳ, làm cho người nuôi hòa vốn hoặc lợi nhuận thấp.  

Về thủy sản của huyện phát triển ổn định. Năm 2023, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 677 ha, đạt 101,11% kế hoạch, tăng 1,11% so với cùng kỳ (tăng 7,4 ha), trong đó: Nuôi nước lợ, mặn 360 ha và nước ngọt 317 ha. Tổng sản lượng nuôi và khai thác 6.003 tấn, đạt 103,64% kế hoạch, tăng 2,00% so với cùng kỳ (tăng 117,8 tấn), trong đó: sản lượng nuôi: 5.356,4 tấn; sản lượng khai thác: 646,6 tấn. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, vụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Gò Công Tây tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu vụ để đạt kết quả toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị nông sản, nhất là theo dõi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống hạn mặn, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân. Ngoài ra, chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao gắn với thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện ủy, Kế hoạch của UBND huyện về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và Chương trình hành động Huyện ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021-2025.

Tác giả bài viết: Kim Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây