Ngay sau khi phát hiện, Trạm Y tế xã Long Vĩnh phối hợp điều tra xử lý theo quy định. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền chiều sâu trong các cuộc họp dân, chiều rộng trên đài truyền thanh xã để nhân dân hiểu biết và chủ động thực hiện việc phòng, chống bằng các biện pháp dân gian nhằm hạn chế đến mức thấp nhất dịch bịch xảy ra diện rộng trên địa bàn.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non ( trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào tháng 3,4,5 và tháng 9, 10, 11, 12 ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thủy đậu, dị ứng…dẫn đến điều trị sai lầm làm bệnh lây lan nhanh.
Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.
Dấu hiệu nặng của bệnh là sốt cao, chới với giật mình, liệt mắt, liệt tay, run, đi không vững lảo đảo, khó thở, co giật, hôn mê…rất dễ tử vong. Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự ý mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân.
Hiện vẫn chưa có vaccin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là: Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thật sự cần thiết.
Tác giả bài viết: Thanh Xuân