Banner 30-4-2024

Huyện Gò Công Tây qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”

Thứ ba - 21/03/2023 21:16

Phát triển nền y dược cổ truyền trở thành một xu thế thời đại ngày nay, rất quan trọng và cấp thiết, không chỉ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thế giới.
Ban chấp hành Hội Đông y - Hội Châm cứu huyện Gò Công Tây nhiệm kỳ X (2022-2027)

Ban chấp hành Hội Đông y - Hội Châm cứu huyện Gò Công Tây nhiệm kỳ X (2022-2027)

Trong những năm qua, Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của huyện đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở. Các cấp hội cơ sở tổ chức quán triệt cho cán bộ, hội viên, nâng cao nhận thức, thực hiện tốt hướng dẫn Điều lệ Hội Đông y Việt Nam, các Nghị định, Quyết định của Chính phủ về phát triển y dược học cổ truyền Việt Nam.

Đến nay, toàn huyện thành lập được 13 Hội Đông Y ở 13 xã, thị trấn với 172 hội viên. Mạng lưới Y học cổ truyền đã phát triển có hệ thống tổ chức từ huyện đến xã. Tuyến huyện có Hội Đông y và phòng chẩn trị Đông y huyện. Tuyến xã, thị trấn đề có phòng chẩn trị trong trạm y tế hoạt động hàng ngày để khám bệnh điều trị bằng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp, bấm nguyệt, tập dược lý trị liệu, phục hồi chức năng... Mạng lưới y học cổ truyền tư nhân cũng không ngừng phát triển, hiện nay có 05 cơ sở được cấp giấy phép hoạt động.

Đã kiện toàn và nâng chất lượng hoạt động của mạng lưới y học cổ truyền từ huyện đến cơ sở. Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 – 2027, Ban chấp hành Hội Đông y huyện Gò Công Tây có 21 ủy viên, Ban Thường vụ có 7 ủy viện, Hội đông y tuyến huyện đều là kiêm nhiệm. 13/13 Hội đông y tuyến xã, thị trấn đều có trên 10 hội viên đủ tư cách pháp nhân thành lập hội và duy trì hoạt động thường xuyên. Hoạt động chủ yếu gắn liền với Trạm y tế xã và thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.

Cơ chế chính sách trong đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất để phát triển nền Đông y và Hội Đông y trên địa bàn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, 100% Trạm y tế được nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên theo định mức quy định và được đầu tư các thiết bị gồm máy điện châm; đèn hồng ngoại, tranh châm cứu phục vụ cho hoạt động Đông y tại Trạm y tế; 13/13 Trạm y tế có vườn thuốc nam, bộ tranh mẫu thuốc nam trưng bày tại Trạm y tế. Tính đến thời điểm tháng 02/2023, tất cả 13/13 xã đạt và duy trì đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

 

hoi dong y huyen go cong tay (1)
 
hoi dong y huyen go cong tay (2)

Hoạt động khám, chữa bệnh của Hội Đông y


Trong 15 năm qua, Hội Đông Y huyện chú trọng xây dựng quy hoạch vùng chuyên nuôi trồng dược liệu; xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ công tác khám, chữa bệnh; Kết hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích “trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà”. Hội Đông Y đã triển khai trồng và sử dụng thuốc nam quanh ta, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp với các đoàn thể. Hàng năm đều tổ chức 02 đợt tập huấn cho cán bộ y tế ấp.

Hội Đông y huyện luôn kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp phụ nữ… tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết trồng và sử dụng thuốc nam bằng những cây thuốc, bài thuốc đơn giản, dễ tìm, điều trị có hiệu quả dùng tại nhà cho những bệnh thông thường bằng 03 nhóm cây: cây rau, cây cảnh, cây ăn trái để khi có bệnh là vị thuốc để trị bệnh, khi không có bệnh cũng là nguồn thu nhập cải thiện kinh tế gia đình; kết hợp với ngành y tế vận động lương y thừa kế những bài thuốc hay, cây thuốc quý, đưa vào điều trị lâm sàng đạt hiệu quả cao. Huyện hội chọn lọc những bài thuốc tiêu biểu sinh hoạt thường kỳ hàng tháng tại huyện và tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ Hội Đông y tỉnh Tiền Giang gồm những bài thuốc trị bệnh cao huyết áp, đau khớp, đau thần kinh tọa, liệt mặt thể hàn, trĩ, đau bụng kinh… Ngoài ra còn nhiều bài thuốc đặc trị có hiệu quả được Hội Đông y lưu vào sổ vàng của huyện Hội. Hàng tháng Hội được Trung tâm y tế thông tin những kiến thức YHHĐ kết hợp với YHCT một số bệnh như: tăng huyết áp, sốt xuất huyết, bệnh lỵ, bệnh sốt phát ban Rubella, thủy đậu, quai bị, tay chân miệng, bệnh cảm sốt và sốt rét…

Trong bối cảnh hiện nay, Huyện Gò Công Tây luôn phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, ra sức khắc phục những hạn chế, khó khăn và tập trung thực hiện tốt những giải pháp trong thời gian tới, như sau:

Một là, Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”. Thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển 05 quan điểm, 03 mục tiêu và 09 giải pháp nêu trong Chỉ thị 24-CT/TW.

Hai là, Phát huy vai trò của Hội Đông y huyện và phòng khám Đông y ở cơ sở; tổ chức trồng và nhân rộng hiệu quả các vườn thuốc nam; trao đổi và bồi dưỡng, chuyển giao kinh nghiệm nghề thầy thuốc Đông y; tổ chức phát triển Hội và đẩy mạnh xã hội hóa về phát triển Đông y trên địa bàn huyện.

Ba là, Thường xuyên quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, y thuật, tinh thần trách nhiệm “lương y như từ mẫu” của cán bộ, hội viên, y bác sĩ đông y, chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở khám, chữa bệnh bằng đông y.

Bốn là, Tiếp tục công tác tuyên truyền thông qua mạng lưới Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện và Đài phát thanh xã, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức về cây thuốc nam quanh ta thấm sâu vào từng người, từng cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Đông y một cách thiết thực, hiệu quả.

Năm là, Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và các văn bản có liên quan.

Sáu là, Tăng cường công tác theo dõi, hướng dẫn các lương y làm bệnh án, kê đơn thuốc đúng quy định. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Y học cổ truyền tại huyện và giới thiệu cán bộ Hội tham dự tập huấn tuyến trên. Mạnh dạn sử dụng kết quả lâm sàng, các trang thiết bị Y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bằng Y học cổ truyền.

Bảy là, Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về đông y, đông dược; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, hội viên ngành đông y và thực hiện chính sách thu hút đội ngũ y sĩ đông y, bác sĩ công tác tại ngành y tế huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình hành nghề y dược cổ truyền phát triển. Thực hiện quyền tác giả, quyền sở hữu và có chế độ khuyến khích các thầy thuốc cống hiến, phát huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả; có chế độ ưu đãi, khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng, kế thừa, nghiên cứu kết hợp đông y với tây y trong khám, chữa bệnh.

Tám là, Thực hiện tốt chương trình phối hợp liên tịch với các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Hội đông y huyện làm nòng cốt xây dựng kế hoạch hoạt động, củng cố tổ chức, phát triển hội viên; kết hợp với ngành y tế trong các hoạt động chuyên môn; đề xuất chính sách quy hoạch vùng dược liệu cần thiết, xây dựng vườn thuốc nam; hoàn thiện mạng lưới đông y cơ sở, xây dựng tổ chức Hội ngày càng trong sạch, vững mạnh./.

Tác giả bài viết: Phạm Trần Thảo Quyên


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn