Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, mỗi ngày trên cả nước xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông làm chết và gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Đối với người dân ven các tuyến đường: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông. Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Về tệ nạn xã hội cũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Một số tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay có thể kể tên như tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn rượu bia và đặc biệt trong bối cảnh phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay thì không thể không kể đến tệ nạn nghiện chơi các trò chơi điện tử (game) ở một số bộ phận thanh thiếu niên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục, phát triển thế hệ này. Đối với các tệ nạn kể trên như tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, ... thì đều có chế tài xử lý theo tùy từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của hành vi đó mà sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng. Như vậy, chế tài xử lý đã có nhưng các tệ nạn xã hội này khi đã xảy ra thì thường gây ra hậu quả rất lớn. Nên việc tuyên truyền, giáo dục để phòng tránh các tệ nạn là một điều nên thực hiện để giảm thiểu tối đa các hậu quả của những tệ nạn xã hội.
Vấn đề bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.
Trong những năm qua, các hành vi về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo nổ trái phép vào các dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước. Pháo và thuốc pháo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Tại Điều 4, Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo. Thiếu tá Bùi Thanh Đậm cũng nêu các nội dung hình phạt về truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” đối với: Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2kg -300 kg; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo.
Đề án 06 được tập trung vào việc phản ánh kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 của Công an tỉnh; những ứng dụng, hiệu quả thiết thực của việc triển khai Đề án vào thực tiễn. Các nội dung về những tiện ích, hiệu quả từ việc phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đem lại cho đời sống xã hội, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà nước, phục vụ quyền và lợi ích của Nhân dân, như: Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phát triển kinh tế xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Việc tích hợp kết nối và chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính giúp giảm thiểu các thủ tục; việc tích hợp các thông tin của công dân, doanh nghiệp....
Buổi tuyên truyền với nhiều nội dung quang trọng, Thiếu tá Bùi Thanh Đậm đề nghị nhà trường và phụ huynh học sinh, đoàn viên và học sinh cần phối hợp quan tâm đến việc tích cực rèn luyện kĩ năng sống, chấp hành tốt nội quy trường lớp. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý.Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em. Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh vi phạm.Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh. Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường. Đối với giáo viên thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm. Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường. Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh. Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh. Đối với gia đình: Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Kết thúc buổi tuyên truyền đồng chí Thiếu tá Bùi Thanh Đậm mong Ban Giám hiệu nhà trường cùng quý Thầy, cô giáo và đoàn viên học sinh thực hiện nghiêm các nội dung tuyên truyền để góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, các quy định về quản lý, sử dụng pháo vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm./.
Tác giả bài viết: Trần Thị Hồng