Huyện Gò Công Tây: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức phối hợp tổ chức hội thảo triển khai việc ứng dụng cơ giới hóa sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nấm rơm

Chủ nhật - 30/07/2023 21:36
Nhằm giúp cho người nông dân có thêm kiến thức tận dụng phụ phẩm rơm rạ làm phân hữu cơ an toàn thân thiện môi trường, vào sáng ngày 28/7/2023, tại nhà ông Trần Văn Châu- Tổ Trưởng Tổ Hợp tác trồng nấm rơm ấp Thạnh Hòa Tây xã Thạnh Trị huyện Gò Công Tây, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gò Công Tây tổ chức hội thảo triển khai việc ứng dụng cơ giới hóa sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nấm rơm.
Huyện Gò Công Tây: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức phối hợp tổ chức hội thảo triển khai việc ứng dụng cơ giới hóa sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nấm rơm

Tham dự hội thảo có Thầy Nguyễn Thanh Nghị- giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Nguyễn Văn Hiếu – giảng viên trường Đại học Tiền Giang; đại diện Trung tâm Dịch vụ tỉnh Tiền Giang; ông Mai Đức Tấn – Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây; bà Nguyễn Thị Ngọc Sương – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Gò Công Tây; ông Trần Long Nguyên – Đại diện Hội Nông dân huyện; đại diện lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Thạnh Trị, Đại diện Công Ty HK, Công Ty Đông trùng hạ thảo Thiên Ân và hơn 20 thành viên Tổ hợp tác trồng nấm rơm xã Thạnh Trị.
 

hoi thao mo hinh xu ly phu pham nong nghiep (1)


Tại buổi hội thảo, các thành viên của Tổ Hợp tác trồng nấm rơm và các đại biểu khách mời được nghe các cán bộ ngành Nông nghiệp huyện và Giảng viên của Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn các kiến thức và lợi ích từ việc ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm rơm rạ, nhất là rơm rạ sau khi thành phụ phẩm từ sản xuất nấm rơm. Đặc biệt hội thảo còn có sự tham gia giới thiệu cách thức vận hành sử dụng sản phẩm máy nghiền cắt phụ phẩm rơm sau thu hoạch nấm của Công Ty TNHHMTV Tư Sang – Tiền Giang- chuyên chung cấp các loại máy móc cơ giới trong sản xuất nông nghiệp. Rơm rạ sau khi đã sử dụng làm nấm được máy cắt nghiền nhuyễn sẽ được thu gom lại trộn lẫn với phân bò và ủ với một lượng men vi sinh theo công thức: 1 lít men vi sinh gốc + 1 kg mật rỉ đường+ 18 lít nước, ủ trong 7 ngày sẽ thu được 20 lít men vi sinh. Lấy 4 lít men vi sinh thứ cấp pha với 40 lít nước phun cho 1 tấn nguyên liệu rơm rạ hỗn hợp phân bò đã trộn lẫn, vài ngày tưới lên một lần lượng men vi sinh rồi dùng máy đảo trộn đều; sau khi trộn đều thì phủ bạt kín lên hỗn hợp đã trộn trong thời gian khoảng 30 ngày trở lên thì rơm rạ sẽ phân hủy cùng phân bò. Người dân có thể giàn đều để phơi nắng thêm 1, 2 ngày rồi ép thành viên nén để thuận tiện bón cho các loại cây trồng. Đây là loại phân hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên nên rất thích hợp cho các loại cây trồng, đảm bảo an toàn môi trường và cho ra đời nông sản có chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Tại hội thảo, các thành viên Tổ Hợp tác trồng nấm rơm cũng đã nêu lên các câu hỏi, các vấn đề xung quanh thực hiện mô hình xử lý ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm rơm như thị trường thu mua đầu ra của sản phẩm phân hữu cơ, cách thức vận hành kỹ thuật xử lý phụ phẩm sau khi làm nấm rơm…và đã được nghe cán bộ nông nghiệp giải đáp.

Theo ông Mai Đức Tấn- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây cho biết việc Xử lý phụ phẩm nông nghiệp từ phế thải làm nấm rơm ủ thành phân hữu cơ vi sinh là một mô hình có ý nghĩa thực tế góp phần giải quyết được một lượng lớn phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân. Thạnh Trị là xã có số lượng hộ sản xuất nấm rơm nhiều nhất trên địa bàn huyện Gò Công Tây. Với hơn 20 hộ sản xuất nấm rơm, hằng năm với lượng rơm từ làm nấm mà địa phương thải trực tiếp ra môi trường nếu bã thải này được xử lý chế biến thành lượng phân hữu cơ sẽ rất có ích vừa có thêm nguồn thu nhập cho người trồng nấm rơm, vừa tạo được nguồn phân bón hữu cơ an toàn sinh học đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong tình hình phân bón hóa học giá cả tăng cao hiện nay. Với mô hình xử lý phụ phẩm, sau 1 tháng ủ, phân sẽ tơi và có màu nâu đen, không còn mùi hôi, không nóng và có thể sử dụng như phân hữu cơ vi sinh bón cho nhiều loại cây trồng, không những cung cấp đủ cho địa phương mà còn cho các vùng lân cận hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Tác giả bài viết: Kim Lan - Quốc Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây