Banner 30-4-2024

Hội LHPN tỉnh Tiền Giang tổ chức giám sát kết quả thực hiện Đề án 938 về Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017- 2027 tại huyện Gò Công Tây

Thứ năm - 17/08/2023 07:02

Vào chiều ngày 16/8/2023, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Tiền Giang tổ chức Đoàn giám sát kết quả thực hiện Đề án 938 về Tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017-2027 tại huyện Gò Công Tây.
Hội LHPN tỉnh Tiền Giang tổ chức giám sát kết quả thực hiện Đề án 938 về Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017- 2027 tại huyện Gò Công Tây

Tham dự buổi làm việc có bà Nguyễn Thị Kiều Tiên- Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Tiền Giang, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Thanh Tuấn- Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, bà Lê Thị Kiều Chinh- Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện, đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh huyện.

Tại buổi giám sát, đại diện Hội LHPN huyện Gò Công Tây đã thông qua kết quả thực hiện Đề án Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017-2027. Huyện Gò Công Tây là huyện có diện tích 18.017,34 ha, huyện nằm ở phía Đông tỉnh Tiền Giang, toàn huyện có 36.722 hộ dân với 128.739 nhân khẩu, trong đó có 28.455 hội viên phụ nữ. Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ được ngành chức năng huyện chú trọng thực hiện về 3 nội dung chủ yếu như: Phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới ( bao gồm xâm hại trẻ em, mất cân bằng giới tính khi sinh), giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em, an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua việc triển khai thực hiện Đề án, nhìn chung trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cấp huyện, cơ sở và các ban ngành có liên quan đã thực hiện tốt mục tiêu, các nội dung của Đề án, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành và đã có nhiều phần việc thực hiện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các chỉ tiêu trọng tâm của Đề án đã đề ra. Các mô hình, hình thức hoạt động hiệu quả tại địa phương hiện nay cụ thể như: Duy trì nhóm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cán bộ hội, duy trì 13 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại 13 xã, thị trấn với 410 thành viên, 13 câu lạc bộ Phụ nữ với an toàn giao thông với 354 thành viên, mô hình vệ sinh an toàn thực phẩm gồm 18 tổ nhóm với 385 thành viên, mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm 22 tổ, nhóm với 415 thành viên, mô hình chăm sóc, hỗ trợ phụ nữ gồm 8 tổ với 120 thành viên như: Phòng chống bạo lực gia đình, tiết kiệm mua bảo hiểm y tế. Đặc biệt, trong năm 2023, huyện đã phát triển thêm các mô hình tổ Thu gom rác thải nhựa – đồng hành cùng trẻ em nghèo gồm 15 thành viên, tổ Phòng chống bạo lực gia đình 58 thành viên, Câu lạc bộ Chăm sóc sức khỏe nữ cao tuổi. Qua hoạt động của các mô hình đã cung cấp kiến thức về bảo vệ phụ nữ, chăm sóc trẻ em, nuôi dạy trẻ, mang lại hiệu quả tích cực, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đồng thời tư vấn, lên tiếng kịp thời bảo vệ liên quan đến lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn nhận kết nối đỡ đầu cho 52 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid 19. Phối hợp Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh huyện thành lập chuyên mục phát thanh phát sóng hàng tuần nội dung liên quan đến lĩnh vực an toàn cho phụ nữ và trẻ em, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật, tuyên truyền bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Phối hợp tổ chức các buổi sinh hoạt họp mặt, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc, thực hiện nhân rộng và củng cố nâng chất mô hình Câu lạc gia đình phát triển bền vững, đội phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện. Song song đó, Phòng lao động- Thương binh và xã hội huyện thường xuyên rà soát số hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật, tìm hiểu hoàn cảnh của các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật, tìm hiểu hoàn cảnh của các em để có sự giúp đỡ.

Tại buổi giám sát, đại diện Đoàn giám sát của tỉnh đã đóng góp các ý kiến đề xuất bổ sung vào chương trình kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ trong thời gian tới đây. Về phía ngành chức năng của huyện cũng đã nêu lên các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động của Đề án để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện trong thời gian tới đạt hiệu quả của mục tiêu Đề án nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc phụ nữ, trẻ em, thực hiện bình đẳng giới tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình trong cộng đồng xã hội.

Tác giả bài viết: Kim Lan


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn