Quá trình tổ chức triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, truyền thống đấu tranh cách mạng và quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân các xã, thị trấn đã thu hút được sự tham gia đông đảo của cán bộ cách mạng lão thành, cán bộ chủ chốt, các nhân chứng lịch sử và những đóng góp tâm huyết của nhân dân; Ban Biên tập đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong việc thu thập tư liệu, chứng cứ cũng như việc xử lý tư liệu và biên soạn, in ấn, phát hành,… nên các vật phẩm lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng vừa thể hiện được tính thống nhất chung về tính Đảng, vừa đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.
Đảng ủy các xã, thị trấn xác định công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng và quá trình hình thành, phát triển là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy vì vậy công tác biên soạn đường Ban Thường vụ Đảng ủy các xã, thị trấn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện triển khai thực hiện; thường xuyên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác biên soạn lịch sử Đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc cung cấp tư liệu, tài liệu, hình ảnh…liên quan đến truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân địa phương phục vụ việc biên soạn.
Kết quả, đến nay 13/13 xã, thị trấn đã phát hành truyền thống đấu tranh cách mạng và quá trình hình thành, phát triển Đảng bộ và nhân dân xã, thị trấn:
1/ Truyền thống đấu tranh và xây dựng của Đảng bộ, dân và quân xã Vĩnh Hựu anh hùng.
2/ Truyền thống đấu tranh Cách Mạng của Đảng bộ, quân và dân thị trấn Vĩnh Bình (1930 - 2005).
3/ Truyền thống đấu tranh Cách Mạng của Đảng bộ, dân và quân xã Bình Nhì (1930 - 2005).
4/ Truyền thống đấu tranh Cách Mạng của Đảng bộ, dân và quân xã Thạnh Nhựt (1930 - 2005).
5/ Truyền thống đấu tranh Cách Mạng của Đảng bộ, dân và quân xã Đồng Thạnh (1930 - 2005).
6/ Truyền thống đấu tranh Cách Mạng của Đảng bộ, dân và quân xã Đồng Sơn (1930 - 2005).
7/ Lịch sử Đảng bộ, dân và quân xã Yên Luông (1930 - 2005).
8/ Lịch sử và truyền thống đấu tranh xây dựng của cán bộ, nhân dân xã Thạnh Trị (1930 - 2010).
9/ Lịch sử Đảng bộ xã Thành Công (1930 - 2010).
10/ Lịch sử Đảng bộ xã Bình Tân (1930 - 2010).
11/ Lịch sử Đảng bộ xã Long Vĩnh (1930 - 2010).
12/ Lịch sử Đảng bộ xã Long Bình (1930 - 2010).
13/ Lịch sử Đảng bộ xã Bình Phú (1930 - 2010).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan tuyên truyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Gò Công Tây, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các xã, thị trấn nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và những sự kiện quan trọng của địa phương. Đồng thời, lượt thuật nội dung cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện gửi đến các tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các trường học trên địa bàn huyện, yêu cầu căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị minh, các cơ quan, đơn vị tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai tuyên truyền đấu với đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên và học sinh. Qua đó, đã ngày càng làm rõ hơn những vấn đề lịch sử của địa phương, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng, đấu tranh chống âm mưu của các thế lực thù địch, góp phần tích cực vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng.
Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong thời gian tới cần thực hiện một số vấn đề cụ thể như sau:
Một là, Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.
Hai là, Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng ở đơn vị.
Ba là, Trong quá trình thực hiện, các đơn vị cần có sự phối hợp chặt chẽ để trao đổi bổ sung, chỉnh lý tư liệu và phương pháp biên soạn.
Bốn là, Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nội dung các công trình lịch sử của Đảng bộ huyện, các xã, thị trấn gắn với lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Tiền Giang cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng. Đồng thời nghiên cứu đưa nội dung lịch sử Đảng bộ địa phương vào giảng dạy, tuyên truyền tại Trung tâm chính trị huyện và các trường trên địa bàn huyện.
Năm là, Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Tác giả bài viết: Phạm Trần Thảo Quyên