Banner 30-4-2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gò Công Tây tổng kết công tác Mặt trận năm 2023

Thứ tư - 10/01/2024 10:25

Ngày 10/01/2024, tại hội trường Khối Vận huyện Gò Công Tây tổ chức hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2023, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Huỳnh Văn Hải- Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang, ông Đinh Tấn Hoàng- Tỉnh ủy viên- Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện, ông Võ Ngọc Tân- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy- Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy- Chủ tịch UBMTTQVN huyện, ông Nguyễn Thanh Tuấn- Huyện ủy viên- Phó Chủ tịch UBND huyện.
MTTQ tỉnh trao tặng Cờ thi đua cho đơn vị MTTQ huyện Gò Công Tây là đơn vị dẫn đầu xuất sắc trong toàn tỉnh năm 2023.

MTTQ tỉnh trao tặng Cờ thi đua cho đơn vị MTTQ huyện Gò Công Tây là đơn vị dẫn đầu xuất sắc trong toàn tỉnh năm 2023.

Năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện luôn quan tâm hướng dẫn, triển khai, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phối hợp các tổ chức thành viên, hệ thống MTTQ cơ sở thực hiện tốt công tác Mặt trận, luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, tập hợp hiệu quả khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trong năm 2023, MTTQ Việt Nam huyện Gò Công Tây không ngừng đẩy mạnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hệ thống MTTQ từ huyện, xã đến khu dân cư phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các ngày lễ lớn, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động gắn với tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Vận động nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.Kết quả trong năm 2023, MTTQ huyện đã phối hợp các tổ chức thành viên xây dựng và nhân rộng các mô hình ở khu dân cư như giúp nhau phát triển kinh tế (Đồng hành cùng phụ nữ neo đơn, Tổ hợp tác may công nghiệp, Tổ phụ nữ làm việc theo thời vụ, Tổ phụ nữ giúp nhau giảm nghèo, Tổ góp vốn xoay vòng, Tổ phụ nữ vần đổi công, ...), mô hình xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đền ơn đáp nghĩa (Công đoàn viên tiết kiệm chăm lo gia đình chính sách khó khăn, Câu lạc bộ đờn ca tài tử, Câu lạc bộ hát với nhau, Câu lạc bộ Xây dựng gia đình hạnh phúc, Tổ phụ nữ tiết kiệm mua BHYT hộ gia đình, Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Đơn vị học tập, Cộng đồng học tập, Công dân học tập, ...), mô hình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp (Tổ thu gom rác cộng đồng, Phân loại xử lý rác thải tại nguồn, Tuyến đường hoa, Đường hoa kiểu mẫu, Khu dân cư thân thiện với môi trường, nói không với túi nilon, ...), Mô hình phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, an ninh trật tự (Tuyến đường camera an ninh, Ánh sáng quang với camera, ánh sáng quang với cột cờ, Tiếng mõ giữ gìn an ninh trật tự, Đội xung kích tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống ma túy, Bến đò ngang an toàn, Cổng trường ATGT, KDC tự quản ATGT, địa chỉ tin cậy, ...).

Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn huyện có 12/12 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 05/12 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao (Long Vĩnh, Bình Nhì, Thành Công, Thạnh Nhựt, Vĩnh Hựu), 01/12 xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu (Long Vĩnh), 01/01 thị trấn (thị trấn Vĩnh Bình) được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đang quyết tâm thực hiện duy trì và xây dựng các tiêu chí phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao chậm nhất năm 2025. Bên cạnh đó, MTTQ huyện với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện đã xây dựng và triển khai Kế hoạch phối hợp số 257/KH-MTTQ-BCĐ ngày 08/3/2023 về đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện trong tình hình mới. Qua 01 năm thực hiện, MTTQ cấp xã đã giới thiệu 03 sáng kiến ý tưởng mới. Hội đồng thẩm định huyện nhận xét có 03/03 ý tưởng được đề xuất cấp huyện công nhận. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện phối hợp các tổ chức thành viên, ngành Công an xây dựng 6 loại mô hình như Mô hình phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, Phụ nữ giúp nhau thoát nghèo; Khởi nghiệp nuôi lươn; hỗ trợ vốn xoay vòng không hoàn lại phát triển sản xuất, Xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân; công tác đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái có các mô hình như Câu lạc bộ “liên thế hệ tự giúp nhau”; CLB gia đình hạnh phúc; Ấp an toàn không có phụ nữ bị bạo lực; Địa chỉ tin cậy; Mô hình chống xâm hại tình dục trẻ em; CLB “Nuôi con bằng sữa mẹ”; CLB không có trẻ suy dinh dưỡng; Tổ phòng chống đuối nước cho trẻ em; Ngôi nhà an toàn cho trẻ em; Nhóm cha mẹ chăm sóc và phát triển trẻ thơ; Trong lĩnh vực bảo vệ, xây dựng cảnh quan môi trường MTTQ VN huyện đã triển khai thực hiện các mô hình như: 01 hố rác 01 cây xanh; Tổ thu gom rác cộng đồng; Tuyến đường hoa; Tuyến đường không rác; Khu dân cư tự quản về môi trường; Nói không với túi nilon truyền thống; Thu gom rác thải nhựa đổi quà; Tuyến kênh tự quản môi trường; Phân loại xử lý rác thải tại hộ gia đình; Thu gom vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; Phân loại xử lý rác thải bằng men vi sinh tạo phân bón hữu cơ/hoặc đào hố chôn lắp để trồng cây; Làm hầm Biogas, hố xí hợp vệ sinh; phát huy vai trò của tôn giáo trong tham gia bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025; triển khai thực hiện mô hình bảo vệ môi trường đến các hội đoàn thể huyện, MTTQ, đoàn thể các xã, thị trấn,...Trong lĩnh vực chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội: Xã điển hình về phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; Chốt dân phòng; Camera an ninh; Tuyến đường ánh sáng quang; Móc khoá thông minh; Cổng rào thông minh; Tiếng chuông báo động; Tiếng mõ giữ gìn an ninh; Đội tình nguyện phòng chống tội phạm, TNXH; Chi hội ND tự phòng, tự quản, tự công khai về ANTT; CCB làm tổ trưởng, tổ phó tổ NDTQ; Câu lạc bộ ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền; Câu lạc bộ năm không, ba sạch; mô hình khu dân cư phòng, chống tội phạm trên địa bàn xã Bình Tân,...Ngoài ra, MTTQ VN huyện còn thực hiện tốt nhiệm vụ dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. MTTQ và các tổ chức thành viên kịp thời nắm bắt thông tin, ý kiến phản ánh của nhân dân; Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc huyện và cơ sở tổ chức hàng quý được 56 cuộc, MTTQ huyện tổng hợp các ý kiến gửi về Mặt trận Tổ quốc tỉnh theo quy định. Phối hợp ngành Tư pháp đã củng cố kiện toàn 66 Tổ hòa giải ở cơ sở với 446 thành viên trong đó có 64 cán bộ Trưởng Ban công tác Mặt trận là thành viên tổ hòa giải. Kết quả trong năm tham gia hòa giải thành 77/90 vụ (đạt tỷ lệ 85,6%). Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện còn làm tốt hoạt động giám sát theo Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội chọn nội dung giám sát- phản biện- góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trình Huyện ủy phê duyệt.

Trong năm 2023, MTTQ huyện đã chủ trì thực hiện 04 cuộc (Nội dung giám sát công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn các xã Thạnh Nhựt, Bình Phú, Long Bình, Vĩnh Hựu; giám sát việc thực hiện phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn năm 2023 đối với các xã Bình Phú, Vĩnh Hựu, Long Bình, Yên Luông; giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri xã Đồng Thạnh và thị trấn Vĩnh Bình; giám sát việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đường 864 và Đường tránh thị trấn Vĩnh Bình năm 2023 trên địa bàn xã Long Bình và thị trấn Vĩnh Bình) và tham gia với 09 cơ quan được 64 cuộc như sau: Viện kiểm sát 06 đợt - 13 cuộc; với Ban Dân vận 02 đợt - 04 cuộc; Ban Pháp chế HĐND huyện 02 đợt- 06 cuộc; Hội LHPN 01 đợt- 02 cuộc; Trung tâm y tế huyện 01 đợt- 13 cuộc - 47/47 cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; Hội CCB 01 đợt- 02 cuộc; Phòng LĐ-TBXH 07 cuộc- 10 xã; Thanh tra huyện 01 đợt - 18 đơn vị; Huyện Đoàn 01 đợt 2 đơn vị.

Kết quả, các cuộc chủ trì giám sát và phối hợp giám sát được thực hiện đúng yêu cầu, thực chất, hiệu quả, qua các cuộc giám sát đã kịp thời theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở giải quyết các công việc còn tồn đọng.Việc phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong hoạt động giám sát ở địa phương. Toàn huyện có 13 Ban Thanh tra nhân dân với 116 thành viên, 62 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 64 công trình trên địa bàn huyện với 168 cuộc - 612 lượt người tham gia. Kết quả giám sát các công trình không ảnh hưởng, không gây phiền hà trong nhân dân, còn công tác giám sát các nội dung khác thì bình thường không có vụ việc nghiêm trọng hay vấn đề vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

MTTQ VN huyện còn thực hiện tốt công tác phản biện xã hội theo Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Trong năm Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã gửi Công văn gửi đến cấp ủy, chính quyền có nội dung cần phản biện để Ủy ban MTTQ huyện tổ chức phản biện trong năm 2023. Kết quả MTTQ từ huyện đến cơ sở không nhận được yêu cầu nào nên không tổ chức hội nghị phản biện theo quy trình Thông tri 23/MTTW, chỉ tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới, được sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân; các phong trào, các cuộc vận động của MTTQ xuất phát từ cơ sở, được người dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng; công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đồng bộ và hiệu quả, kịp thời phản ánh thông tin hai chiều đến với các tầng lớp nhân dân. Từ đó đã tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện. Hoạt động công tác Mặt trận trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng phối hợp tổ chức vận động, tiếp nhận kinh phí thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với những hộ yếu thế trong xã hội. Công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được xác định rõ hơn, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền. Công tác phòng- chống tham nhũng, công tác Dân tộc, Tôn giáo, Kiều bào, hòa giải ở cơ sở được quan tâm phối hợp thực hiện. Công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Tại hội nghị, Ban Tổ chức đã thông qua Quyết định trao tặng 04 kỷ niệm chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc cho 04 cá nhân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang đã trao tặng Cờ thi đua cho đơn vị MTTQVN huyện Gò Công Tây là đơn vị dẫn đầu xuất sắc trong toàn tỉnh có thành tích nổi bật tiêu biểu trong công tác Mặt trận năm 2023. UBMTTQVN tỉnh cũng đã trao tặng Bằng khen cho 2 tập thể, UBMTTQVN huyện khen thưởng cho 5 tập thể và 5 cá nhân, tặng Giấy khen cho 6 tập thể và 13 cá nhân có thành tích trong xây dựng tuyến đường hoa kiểu mẫu gắn với tuyến đường văn hóa và trao bằng công nhận ý tưởng đoàn kết sáng tạo cho 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2023.
 

e9408c00b4c61f9846d7
 
81690fe8342e9f70c63f


Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh, huyện đã biểu dương những thành tích nổi bật của MTTQVN huyện Gò Công Tây đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm qua, trong thời gian tới, đề nghị MTTQ VN huyện tiếp tục đổi mới, sáng tạo các hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, thiết thực, thu hút tập hợp cộng đồng dân cư cùng hiểu, chung sức đồng lòng, đoàn kết tự giác tham gia vào các chương trình hành động xây dựng phát triển quê hương, tích cực vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, tham gia đóng góp vào công tác phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, huy động nội lực trong cộng đồng dân cư cùng đóng góp thực hiện các chương trình an sinh xã hội ngay tại nơi mình sinh sống, từ đó phát huy tác dụng, ý nghĩa của các chương trình an sinh xã hội, lan tỏa tinh thần yêu thương, đoàn kết trong nhân dân cùng nhau đóng góp xây dựng địa phương mình ngày càng phát triển đi lên.

Ngoài ra, cần tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, Hội đoàn thể, phải thực sự có trách nhiệm, tận tụy với công việc, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong các phong trào hoạt động để đóng góp cho địa phương, không để tình trạng cán bộ làm công tác chính trị, xã hội yếu kém, không nhiệt tình, hoạt động không hiệu quả. Chú trọng tính hiệu quả thực chất của các mô hình đã được MTTQ, các hội, đoàn thể phát động xây dựng trong thời gian qua, rà soát, củng cố bổ sung cho các mô hình cũ phát huy tính hiệu quả, sáng tạo thêm các mô hình mới, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của MTTQ trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, chú trọng phát huy vai trò tuyên truyền vận động, tập hợp cộng đồng người dân trong các phong trào thi đua của huyện đề ra.

Tác giả bài viết: Kim Lan


 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn