Xã Thạnh Nhựt hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vùng trồng dừa tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Thứ bảy - 12/08/2023 21:20
Sáng ngày 12/8/2023, Ủy ban nhân dân xã Thạnh Nhựt tổ chức Đoàn kiểm tra và hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ để gửi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, từ đó chuẩn bị cho đoàn của tỉnh xuống tiến hành kiểm tra thực địa đối với vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi tại địa bàn xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây.
Hướng dẫn biện pháp quản lý sinh vật gây hại tại vườn dừa hộ dân.
Hướng dẫn biện pháp quản lý sinh vật gây hại tại vườn dừa hộ dân.

Đoàn cán bộ ngành Nông nghiệp huyện và UBND xã Thạnh Nhựt đã đến tại các hộ dân tiêu biểu trên địa bàn xã Thạnh Nhựt hướng dẫn thử nghiệm quy trình tiến hành các bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký vùng trồng dừa tươi đạt chuẩn xuất khẩu.

Các vườn dừa tươi đăng ký được cấp vùng trồng xuất khẩu tại xã Thạnh Nhựt có quy mô gần 60 ha, có 104 hộ nông dân đăng ký tham gia. Các hộ dân trong vùng trồng đều tuân thủ quy trình sản xuất vùng trồng theo hướng VietGap, sử dụng phân bón hữu cơ là chính, chỉ sử dụng thuốc sinh học khi cần thiết. Quy trình quản lý sinh vật gây hại trong vùng trồng, các hộ dân tham gia mô hình đều áp dụng biện pháp IPM trong vùng trồng như sử dụng bẫy vàng để trị côn trùng được bố trí trên thân cây dừa. Ngoài ra, nông dân còn tiến hành thăm vườn thường xuyên, loại bỏ rơm mục, thân cây mục, vệ sinh vườn, cỏ dại rải rác xung quanh vườn dừa. Đặc biệt, nông dân phải chú ý chế độ bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa phân đạm, tăng lượng KCL, Canxi, Boron. Quy trình thu hoạch dừa: Dừa tươi được thu hoạch hàng tháng trong thời gian khoảng từ 20-25 ngày thu hoạch hái một lần. Dừa tươi được nông dân hái từ trên cây xuống và đặt lên tấm bạt nilon để đảm bảo vệ sinh tránh tiếp xúc với mặt đất nhằm hạn chế vi sinh vật gây hại. Sau đó dừa tươi được tập trung tại một điểm kiểm tra chất lượng, số lượng và vận chuyển lên xe đến cơ sở thu mua.

Các hộ nông dân trong mô hình đều có ghi chép nhật ký canh tác vườn trồng bao gồm: Biện pháp quản lý sinh vật gây hại, sơ đồ đặt bẫy dẫn dụ, nhật ký sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sử dụng, liều lượng, phải vệ sinh vườn trồng và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên vườn trồng, giấy chứng nhận vườn dừa xiêm đạt chuẩn VietGap nếu có, hồ sơ ghi chép truy xuất nguồn gốc gồm: Ngày thu hoạch, số lô, giống dừa, khối lượng, phương tiện vận chuyển…

 

dua xa thanh nhut go cong tay

Treo bẫy keo dính côn trùng gây hại.


Sau khi hoàn tất các khâu hướng dẫn quy trình kiểm tra đánh giá cho nông dân, Đoàn cán bộ Nông nghiệp huyện và UBND xã Thạnh Nhựt cũng đề nghị các hộ nông dân đăng ký thực hiện mô hình tiếp tục tuân thủ thực hiện theo các bước quy định để chuẩn bị cho đợt kiểm tra đánh giá tiếp theo của tỉnh đánh giá công nhận mô hình vùng trồng dừa tươi đạt chuẩn xuất khẩu.

Tác giả bài viết: Kim Lan - Quốc Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây