Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gò Công Tây sơ kết mô hình khảo nghiệm “Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng lót gạch men”

Thứ năm - 29/06/2023 07:31
Gò Công Tây là huyện nông nghiệp, để phát triển phong phú các giống  thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, nhận thấy lươn ngoài tự nhiên phân bố ở nhiều khu vực, có khả năng thích ứng với nhiều vùng nước, loại đất khác nhau và có giá trị kinh tế cao, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gò Công Tây đã thực hiện mô hình khảo nghiệm hiệu quả nuôi lươn không bùn trong bể xi măng lót gạch men tại hộ anh Nguyễn Minh Luân, Khu phố 5, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây.
Anh Nguyễn Minh Luân, Khu phố 5, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây cho lươn ăn.
Anh Nguyễn Minh Luân, Khu phố 5, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây cho lươn ăn.

Mô hình quy mô 7.500 con lươn thương phẩm được nuôi theo các biện pháp an toàn sinh học, diện tích 15 m2, tổng kinh phí đầu tư 99,9 triệu đồng, thời gian thực hiện 12 tháng do kĩ sư Nguyễn Trần Nhật Lâm, Tổ kỹ thuật và Dịch vụ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện phụ trách hướng dẫn kỹ thuật.

Kết quả mô hình khảo nghiệm cụ thể như sau: Kinh phí xây dựng bể xi măng, lót gạch men diện tích 15 m2, 06 triệu đồng, chi phí mua 7.500 con lươn giống (5.000đ/con) 37,5 triệu đồng, 1.300kg thức ăn công nghiệp (33.000đ/kg), kinh phí 42,9 triệu đồng. Thuốc thú y thủy sản và men tiêu hóa 2,5 triệu đồng. Chi phí điện và thay nước 05 triệu đồng; chi phí khác 06 triệu đồng, tổng chi phí đầu tư 99,9 triệu đồng. Qua 12 tháng nuôi thử nghiệm, tỷ lệ lươn sống trên 80%, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,1 (nghĩa là để lươn tăng trưởng 1 kg cần 1,1 kg thức ăn). Dự kiến thu hoạch 1.200kg lươn thịt, giá bán 120.000đ/kg, thu về 144 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư ban đầu 99,9 triệu đồng còn lãi 44,1 triệu đồng.

 

trung tam dich vu huyen go cong tay mo hinh nuoi luon (1)

Hình ảnh cận cảnh mô hình nuôi lươn không bùn.


Ngoài hiệu quả kinh tế mô hình khảo nghiệm còn cho thấy hiệu quả xã hội, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học hạn chế thấp nhất dịch bệnh, không ảnh hưởng đến môi trường sống con người và động vật, lươn bán ra thị trường có chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.

Tại buổi sơ kết đánh giá kết quả thực hiện mô hình khảo nghiệm, ngoài việc được tham quan mô hình thực tế, đại biểu tham dự đã trao đổi các kiến thức có liên quan và được các kỹ sư Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gò Công Tây chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp tại buổi Hội thảo./.

Tác giả bài viết: Ngọc Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây