Sau khi được triển khai, quán triệt Quy định 85-QĐ/TW từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại Công văn số 1039-CV/BTGTU ngày 08/12/2022; Hướng dẫn số 55-HD/BTGTU ngày 11/4/2023, hướng dẫn thực hiện Quy định 85-QĐ/TW về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, mạng xã hội. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Huyện ủy ban hành Công văn số 761-CV/HU ngày 13/12/2022 về việc triển khai thực hiện Quy định 85 của Ban Bí thư. Với nội dung yêu cầu các chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy cần tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện nghiệm nội dung theo quy định. Cụ thể như: Có 06 nội dung cơ bản mà cấp ủy, tổ chức Đảng cần phải triển khai thực hiện; 07 nội dung cơ bản yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nghiêm chỉnh chấp hành; 03 hành vi vi phạm Quy định 85-QĐ/TW mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải hết sức tránh và thực hiện tốt 05 không: “Không tin ngay, không vội đăng tải, không thêm bớt, không vội chia sẻ, không bị kích động và xúi giục”.
Thời gian qua, sau khi được triển khai hầu hết cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều đã nhận thức rõ Quy định 85 của Ban Bí thư và đã thực hiện tốt các nội dung như: Tham gia đăng tải, chia sẻ những thông tin tích cực, chính thống, chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng, góp phần lan tỏa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Hiện nay, gần như hầu hết mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều có sử dụng ít nhất một tài khoản mạng xã hội để phục vụ cho công việc, công tác tuyên truyền,… Để định hướng cho cán bộ, đảng viên khi tham gia các mạng xã hội, các cấp ủy, tổ chức Đảng thường xuyên quán triệt, tuyên truyền các quy định của Đảng liên quan đến việc sử dụng Internet, mạng xã hội của cán bộ, đảng viên trong các kỳ sinh hoạt chi bộ. Gần đầy nhất là Quy định số 85-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet và mạng xã hội.
Đối với 06 nội dung cơ bản của Quy định 85 mà cấp ủy, tổ chức Đảng cần phải triển khai quán triệt thực hiện, nhận thấy các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn, vận động mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến việc sử dụng Internet, mạng xã hội. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện các trang thông tin giả mạo, xấu, độc, xuyên tạc để phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng xử lý. Đã tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng biên, công chức, viên chức thuộc quyền trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội; kịp thời phát hiện để chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm.
Đối với 07 nội dung cơ bản yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần phải chấp hành nghiêm; 03 hành vi vi phạm Quy định 85-QĐ/TW mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải hết sức tránh và thực hiện tốt 05 không: “Không tin ngay, không vội đăng tải, không thêm bớt, không vội chia sẻ, không bị kích động và xúi giục”, nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã thường xuyên ý thức được trách nhiệm của mình thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan, các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Các cấp ủy, tổ chức Đảng thường xuyên theo dõi diễn biến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; động viên, khích lệ mọi người phát huy vai trò tích cực khi tham gia mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.
Hiện nay, Huyện ủy, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đều đã có Trang thông tin điện tử của đơn vị. Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể huyện cũng đã thành lập các nhóm trên các trang mạng xã hội như: Ban Chỉ đạo 35 huyện cũng đã thành lập 02 nhóm trên trang facebook; Công an huyện có trang fanpage của ngành Công an; Mặt trận Tổ quốc huyện có 01 trang fanpage, 01 nhóm zalo; Đoàn thanh niên huyện có 02 trang fanpage, 01 nhóm facebook, 06 nhóm zalo; Hội LH Phụ nữ huyện có 01 trang fanpage, 01 nhóm zalo (Hội); Hội Nông dân huyện có 01 trang facebook, 06 nhóm zalo; Hội Cựu chiến binh huyện có 01 nhóm zalo (Hội); Liên đoàn lao động huyện có 01 trang facebook, 03 nhóm zalo. Và hiện nay, gần như hầu hết tất cả mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều có sử dụng ít nhất 01 tài khoản mạng xã hội để phục vụ cho việc theo dõi thông tin, giải trí, ngoài ra còn phục vụ cho công việc nghiên cứu, học tập, trao đổi công tác,…
Thời gian qua, lực lượng này đã tuyên truyền lan tỏa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; giúp nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Nhiều cán bộ, đảng viên tham gia đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực , tốt đẹp; chủ động đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng; trang fanpage của ngành Công an đã định hướng thông tin, tuyên truyền trên mạng xã hội về tình hình an ninh trật tự địa phương cơ bản đạt hiệu quả cao.
Để quản lý chặt chẽ các thông tin trên các trang mạng xã hội này, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu, phối hợp với các cơ quan có chức năng liên quan, như: Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông (VNPT, Viettel…), Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện, Công an huyện, lực lượng báo cáo viên, cộng tác viên nghiên cứu dư luận xã hội để theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý các Trang thông tin điện tử tài khoản mạng xã hội giả mạo của các cơ quan, tổ chức cá nhân, …
Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã thực hiện tốt việc nêu gương; chấp hành quy định “những điều đảng viên không được làm”; tiêu biểu gương mẫu, đồng thời luôn nhắc nhở đồng chí mình khi sử dụng mạng xã hội phải văn hóa, văn minh; phải là nhân tố tích cực để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước. Hầu hết các tài khoản mạng xã hội của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều đã đăng ký thông tin chính doanh của mình, như: Thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, ảnh đại diện … Cán bộ, đảng viên cũng đã nâng cao được nhận thức, thời gian qua tất cả các cán bộ, đảng viên đã tuyên truyền lan tỏa nhiều hình ảnh, nhiều thông tin tích cực như gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, các câu chuyện có giá trị nhân văn trên các tài khoản mạng xã hội cá nhân của mình.
Mỗi cán bộ, đảng viên luôn gương mẫu chuẩn mực khi có ý kiến trên mạng xã hội; tìm hiểu, nắm rõ thông tin, trước khi chia sẻ, đăng tải. Từ đó, hình thành tác phong ứng xử văn minh trên mạng xã hội, góp phần tạo niềm tin, độc lực tích cực trong cộng đồng. Không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, nhận thức chính trị, năng lực hiểu biết kiến thức xã hội. Từ đó, tích cực bày tỏ quan điểm, chính kiến; nhận dạng, đấu tranh phản bác đối với những thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái thù địch. Chủ động báo cáo, đề xuất với lãnh đạo về các biện pháp đấu tranh, xử lý đối với những thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
Hầu hết mọi cán bộ, đảng viên, công chức viên chức đều có sử dụng Internet, đồng thời, có sử dụng ít nhất một tài khoản mạng xã hội để phục vụ cho việc theo dõi thông tin, giải trí, ngoài ra còn phục vụ cho công việc nghiên cứu học tập, trao đổi công tác… Sau khi được tuyên truyền về Quy định 85 của Ban Bí thư thì các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều có cam kết, sử dụng đúng quy định, nghiêm chỉnh chấp hành đúng theo Quy định 85 và có báo cáo với các cấp ủy.
Công tác giám sát của các chi, đảng bộ cơ sở được duy trì thường xuyên, đã kiểm tra nhắc nhở cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của mình nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy cao độ tính tiên phong, gương mẫu trong việc thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân trên môi trường mạng, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ban Thường vụ Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo sâu sát, hệ thống chính trị đã có sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hành động, ngày càng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trên không gian mạng, đã lan tỏa nhiều thông tin tích cực, thường xuyên cập nhật, chia sẻ những thông tin, bài hay, đặc biệt, là những hình ảnh đẹp về văn hóa, ẩm thực, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Qua đó, lan tỏa những thông tin tích cực, những hình ảnh tốt đẹp về quê hương Gò Công Tây, đồng thời át đi những hình ảnh tiêu cực thiếu lành mạnh trên Internet và mạng xã hội.
Công tác phối hợp giữa các ngành có chức năng quản lý từng bước đi vào nề nếp, thể hiện vai trò đầu mối kết nối và chủ động phối hợp với các thành viên trong chỉ đạo và xử lý các hành vi vi phạm.
Cán bộ, đảng viên thường xuyên tích cực tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua ở địa phương, đồng thời chia sẻ trên mạng xã hội, Internet những việc hay, việc tốt, những gương điển hình trên mọi lĩnh vực. Nhiều cán bộ, đảng viên cũng đã chủ động đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái thù địch góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng. Đây cũng là liều thuốc “đề kháng” hữu hiệu cho cán bộ, đảng viên trước những thông tin xấu, độc.
Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc chưa sâu sắc, từ đó chưa phát huy đầy đủ ý thức trách nhiệm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả.
Thực tế hiện nay, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa nắm rõ và đầy đủ các quy định, từ đó có nguy cơ vi phạm khi tham gia mạng xã hội. Việc phát hiện, báo cáo, đề xuất với lãnh đạo biện pháp đấu tranh, xử lý đối với các thông tin xấu, độc còn hạn chế… Một số cán bộ, đảng viên đôi khi thờ ơ hoặc không thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với các vấn đề quan tâm dù thông tin đó là sai; khả năng phản bác thông tin xấu, độc quan điểm sai trái, thù địch còn hạn chế. Cá biệt còn có một số cán bộ, đảng viên còn hưởng ứng, chia sẻ những bài viết chưa được kiểm chứng, thông tin giả, sai sự thật…
Để thực hiện Quy định 85-QĐ/TW của Ban Bí thư ngày một tốt hơn, thời gian tới mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần có ý thức và trách nhiệm sau:
Một là, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ xuyên suốt, thường xuyên và lâu dài là nhiệm vụ tiên quyết của cả hệ thống chính trị trong đó, vai trò của các cấp ủy Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên cần được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, các cấp ủy Đảng và mỗi cán bộ ,đảng viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội, tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất, một tổ hợp lực lượng đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin xấu, độc, quan điểm lệch lạc, sai trái của các thế lực thù địch.
Hai là, tiếp tục tuyên truyền triển khai, quán triệt Quy định 85-QĐ/TW của Ban Bí thư cho các cấp ủy, tổ chức Đảng và từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nắm vững và thực hiện tốt hơn. Từ đó, phát huy hơn nữa tính tiên phong gương mẫu trong việc thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân trên môi trường mạng, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ba là, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện nghiêm quy định. Tăng cường hơn nữa việc quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc quyền trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội; kịp thời phát hiện để chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm. Mặt khác, phải thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy vai trò tích cực khi tham gia mạng xã hội hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.
Bốn là, đối với cá nhân của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần phải tiếp tục thực hiện tốt việc nêu gương việc chấp hành quy định “những điều đảng viên không được làm”. Cán bộ, đảng viên là lãnh đạo phải tiêu biểu, gương mẫu, đồng thời nhắc nhở cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội phải văn hóa, văn minh, phải là nhân tố tích cực để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước. Tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, lan toả các hình ảnh, thông tin tích cực như gương “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiên tiến, các câu chuyện có giá trị nhân văn…Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải luôn gương mẫu, chuẩn mực khi phát ngôn trên mạng xã hội; phải tìm hiểu, nắm rõ thông tin, trước khi chia sẻ, đăng tải. Từ đó, hình thành tác phong ứng xử văn minh trên mạng xã hội, góp phần tạo niềm tin, động lực tích cực trong cộng đồng.
Năm là, chú trọng công tác tuyên truyền với mỗi người dân, nhất là giới trẻ cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin; kỹ năng công nghệ, thông tin để chặn, lọc, xóa, báo xấu,…các thông tin độc hại khi phát hiện, không để thông tin đó lan truyền, thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội để nâng cao “sức đề kháng” trước những thông tin xấu, độc, sai trái, không dễ bị mắc lừa, dụ dỗ. Mỗi người dân phải cảnh giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh với những thông tin sai trái, không vô tình tiếp tay cho hành vi sai trái và tích cực phát hiện, tố giác các thông tin xấu, độc với cơ quan chức năng.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Thảnh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy