Huyện Gò Công Tây, Lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện dự Lễ Dâng hương kỷ niệm 84 năm Ngày hy sinh Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Liệt sĩ Nguyễn Thị Bảy

Chủ nhật - 25/05/2025 01:21
Sáng ngày 24/5/2025, Lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gò Công Tây, do đồng chí Trần Quốc Bình – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy làm Trưởng đoàn; đồng chí Huỳnh Thanh Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Lê Nhất Nam - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND Huyện đến dự Lễ Dâng hương kỷ niệm 84 năm Ngày hy sinh Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Liệt sĩ Nguyễn Thị Bảy - nguyên là Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Chợ Lớn, Bí thư Quận ủy Cần Giuộc, tại Công viên Khu di tích Nguyễn Thị Bảy, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Lãnh đạo huyện Gò Công Tây và huyện Cần Giuộc dâng hương.
Lãnh đạo huyện Gò Công Tây và huyện Cần Giuộc dâng hương.
Tham gia cùng đoàn có lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành xã Long Vĩnh, xã Vĩnh Hựu, cùng gia đình con cháu bà Nguyễn Thị Bảy.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Liệt sĩ Nguyễn Thị Bảy, tên thật là Nguyễn Thị Lục, sinh năm 1909, tại làng Vĩnh Hựu, Tổng Hòa Đồng Trung, quận Gò Công, nay là xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, hy sinh vào ngày 26/5/1941 tại sân banh quận Cần Giuộc, tỉnh Long An.
 
Ngày 23/11/1940 dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Nguyễn Thị Bảy, lực lượng đảng viên ở các cơ sở tiến hành tập hợp quần chúng Nhân dân mở ra cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ. Đây được xem là phong trào cách mạng nổi trội của quê hương Cần Giuộc lúc bấy giờ. Tài tháo vác và khí chất anh hùng của Nguyễn Thị Bảy không chỉ lan truyền ở địa phương Cần Giuộc – Chợ Lớn mà cả khi sa vào tay địch. Giặc phải khâm phục tôn gọi Nguyễn Thị Bảy là “Bà Hoàng Hậu Đỏ”, ngày 26/5/1941 tại sân banh Cần Giuộc thực dân Pháp đã lập pháp trường xử bắn đồng chí Nguyễn Thị Bảy và các chiến sỹ, Lê Văn Có, Phan Văn Châu, Nguyễn Văn Đang, Trương Văn Thiệp. Trước khi bị bắn, đồng chí còn kêu gọi “Hãy tiếp tục đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp thì dân cày mới có ruộng, khởi nghĩa lần này thất bại, lần sau nhất định sẽ thành công”. Sự hy sinh của đồng chí Nguyễn Thị Bảy cùng với các chiến sỹ đã để lại niềm khâm phục, nổi tiếc thương vô hạn trong lòng người dân Cần Giuộc – người dân Gò Công Tây nói riêng, người Việt Nam nói chung.
 
 
Khu di tích Nguyễn Thị Bảy tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Việc tổ chức lễ dâng hương này được tổ chức hàng năm là nhằm tôn vinh và tri ân những Anh hùng Liệt sỹ, những người đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phát huy truyền thống văn hóa uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam vốn đã được bảo tồn và phát huy qua các giai đoạn cách mạng lịch sử, phát huy truyền thống trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội – quốc phòng an ninh ở địa phương.

Tác giả bài viết: Thanh Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây