Nhiệm vụ các tổ thống kê số liệu hộ dân có đất để đào hố rác trên các tuyến đường chính mà xe lấy rác của huyện đến được, các tuyến đường xe ba gác máy đến được, các tuyến đường trong sâu xe ba gác máy không đến được và số hộ dân không có đất để đào hố trên các đường nói trên. Chọn vị trí các điểm để tập kết rác của các hộ dân nằm trong sâu mà xe ba gác máy không đến được, thành lập tổ thu gom rác và tuyên truyền cho cam kết thực hiện đúng quy trình phân loại rác và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình như: các chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (rác vô cơ tái chế) là loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần hoặc chế biến lại như: giấy, kim loại, các loại nhựa, nilon, cao su… người dân thu gom và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. chất thải thực phẩm (rác hữu cơ); là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên, sinh ra mùi hôi thối như: vỏ trái cây, lá cây, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp…. hướng dẫn người dân đào hố chôn lắp tại nhà, rác thải rắn sinh hoạt (rác vô cơ không tái chế): là những loại rác thải không thể tái sử dụng hoặc tái chế như: hộp xốp, sành, sứ, gốm, thuỷ tinh, bóng đèn bể, quần áo, giày dép, xương động vật… được người dân thu gom lại, đem ra trước cửa nhà hoặc đem rác đến điểm tập kết, để tổ thu gom rác sẽ chuyển giao cho xe rác của huyện đem đi xử lý đúng quy định. Bước đầu tạo thói quen cho người dân có ý thức về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Ban chỉ đạo sẽ chọn xã Thành Công làm thí điểm sau nhân ra các xã còn lại, các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đạt hiệu quả cao nhất.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quyền