Xã Vĩnh Hựu: Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ ba - 14/06/2022 06:11
Nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, Trung tâm khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang phối hợp Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền đã hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh tại xã Vĩnh Hựu trong vụ Hè thu năm 2022, góp phần mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, môi trường...
Nông dân tiêu biểu Đặng Tấn Long thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” tại xã Vĩnh Hựu
Nông dân tiêu biểu Đặng Tấn Long thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” tại xã Vĩnh Hựu

Hiện nay, dù năng suất lúa cao, nhưng thu nhập của người trồng lúa vẫn thấp hơn các canh tác các loại cây trồng khác nguyên nhân do người nông dân vẫn canh tác theo thói quen sạ dày từ 15-20kg lúa giống/công, chi phí đầu tư  giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, xăng dầu rất cao nhưng giá bán sản phẩm vẫn còn rất thấp nên nông dân trồng lúa có lợi nhuận rất ít. Chính vì thực tế trên nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa thì Mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long” thực hiện với quy mô 2ha, tại ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang là giải pháp nhằm tiết kiệm hơn nữa đầu vào và tăng chất lượng hạt gạo để tăng thu nhập đầu ra nhằm tăng thu nhập trên đất lúa.

Đặt điểm của mô hình này là mật độ sạ không quá 60 kg/ha; quy cách sạ 25cm x 16cm (25 khóm/m2) hay 30cm x 14cm (23,8 khóm/m2). Bón phân cho vùng ngọt cơ cấu 3 vụ lúa/năm là 90-100 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O. Vì là lúa sạ theo cụm mật độ thưa nên có thể giảm bớt 10-15% khối lượng phân bón theo các công thức phân bón trên.

Tác giả bài viết: Mai Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây